Thực ra đối với đa số trẻ đăc biệt thường có cái nhìn rất đặc biệt đối với thế giới xung quanh, cảm xúc và cảm giác của trẻ được công thức hóa một cách máy móc chủ quan và được nhớ theo mảng thông tin. Có trẻ cứ nhìn thấy những con số là lại có liên tưởng : Số 1 như những chú khỉ con, số 2 như những con vịt đang bơi, số 3 như những anh chàng cao bồi … và kèm theo đó là cảm xúc vui hoặc buồn hoặc lo lắng, hoặc sợ hãi … những cảm xúc này được đính kèm vào những hành động sự vật một cách công thức máy móc, nghĩa là cứ lặp lại những thứ đó là trẻ lại có cảm xúc y như thế trong bất cứ hoàn cảnh nào!

Chúng ta để ý kỹ sẽ thấy trẻ sẽ có phản ứng như nhau trong mọi hoàn cảnh khi nhìn thấy sự vật nào đó. Ví dụ có trẻ cứ nhìn thấy những con số là sợ, có trẻ cứ nhìn thấy màu đen là có cảm giác lo lắng … những cảm xúc đó đã được công thức hóa và rất khó thay đổi. Bạn Sáo ngày trước khi xem quảng cáo cứ xem đến đoạn có em bé là lại khóc toáng lên lần nào cũng thế, sau đó đến đoạn có sữa là lại cười một cách sảng khoái. Đó chính là cảm xúc cảm giác đã được công thức hóa theo sự việc.

Muốn trẻ có thể hành động một cách bình thường, trước hết ta cần thay đổi cảm giác cho trẻ. Người lớn cũng thế thôi: có những thứ ta chưa từng trải qua thì ta luôn nghĩ một cách chủ quan rằng mình không thể làm được, nhưng khi chúng ta bắt tay và thực hiện 1 lần rồi nhiều lần … và cuối cùng nó cũng thành quen và như thế cảm giá đã bị thay đổi từ lúc nào không biết.

Vấn đề khó đề rất khó ở đây là làm thế nào để trẻ có thể thực hiện những điều mà trẻ luôn cho rằng mình sẽ không bao giờ làm vì trong đầu trẻ luôn cho rằng những điều đó thật vô vị hoặc sẽ đem lại cảm giác không thoái mái. Một trong những cách làm hiệu quá đó là chúng ta phải tạo một cảm giác “ảo” để tạo cho trẻ có động lực để thực hiện nhiệm vụ đó.

Quay lại vấn đề của bạn Sáo, chắc chắn cô ta sẽ có cảm giác rất khó chịu khi ấn vào chữ cái J trên bàn phím. Với một lý do rất đơn giản là vì lần đầu ấn vào chữ J cô ấy đã nhận được kết quả không đúng như mình nghĩ, kết quả đó đã tạo cho cô ta cảm giác khó chịu khi ấn phím J, và cảm giác đó được lưu lại nguyên mảng kèm với hành động ấn phím J. Cho nên cô ta sẽ rất khó khăn để tiếp tục ấn và phím J (đây là hiện tượng ghi nhớ sâu thường hay gặp ở trẻ đặc biệt Kaka kể cả người lớn trong một số tình huống cũng y như thế). Để tạo ra cảm giá “ảo” dễ chịu hơn, chữ J đã được thay bằng chữ KẸO (cắt chữ KẸO và dán đè lên chữ J) và kèm theo 1 cây kẹo mút lúc này nhìn vào phím J trẻ sẽ liên tưởng đến cây kẹo mút, và khi nhìn thấy cây kẹo mút thì cảm xúc vui đã hiện lên áp toàn bộ cảm xúc lo sợ khác. Và kết quả là bạn Sáo đã ấn vào phím J một cách tự giác và thoái mái lúc này cảm giác xấu về hành động ấn và phím J đã dần dần thay bằng cám giác tốt hơn và vấn đề được cải thiện.

Để can thiệp các hành vi khác cũng thế: Nếu ta không thay đổi được cảm xúc mà chỉ ép trẻ làm theo ý mình thì sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian để trẻ tự nguyện làm theo. Còn nếu ta thay đổi được cảm xúc của trẻ thì mọi việc trở lên thật đơn giản, tuy nhiên không phải hành vi nào ta cũng có thể thay đổi được cảm xúc